Loading: Những điều chưa biết về biển số xe ô tô tại Việt Nam

Những điều chưa biết về biển số xe ô tô tại Việt Nam

Tại sao cùng là xe bán tải nhưng lại mang các biển số C, D thậm chí H?

Việc quy định biển số tùy thuộc vào từng tỉnh, thành. Trên cả nước đều có quy định chung, biển số có chữ cái A, ví dụ 30A-123.45 có nghĩa xe này là xe chở người dưới 9 chỗ.

Biển A dành cho xe chở người dưới 9 chỗ, trong khi biển D dành cho xe tải van, tức loại xe van có thiết kế bên ngoài như xe con nhưng khoang sau dùng để chở đồ.

Xe biển xanh chữ trắng, ví dụ 80B-XXX.XX mới dành cho cơ quan nhà nước, còn biển B trên nền trắng chữ đen dành cho xe chở người trên 9 chỗ.

Hiện nay xe bán tải quy định đeo biển C, nhưng nếu khi biển C hết số, tùy vào địa phương sẽ chuyển sang chữ cái khác. Ví dụ ở Hà Nội, có xe bán tải đeo biển H.

Biển số có ký hiệu “LD” cấp cho xe của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, xe thuê của nước ngoài, xe của công ty nước ngoài trúng thầu.

Biển xanh cấp cho xe thuộc sở hữu của các cơ quan nhà nước, cá nhân có thể sử dụng chứ không thể sở hữu. Quy định cụ thể như sau:

Biển số xe

Biển số nền màu xanh, chữ và số màu trắng, series biển số sử dụng lần lượt một trong 20 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z cấp cho xe của các cơ quan của Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội; Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; các Ban chỉ đạo Trung ương; Công an nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị sự nghiệp công lập, trừ Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe công lập; Ban quản lý dự án có chức năng quản lý nhà nước.

>>> Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp duy nhất một biển số xe?

AutoExpress.vn - Theo Vnexpress